Google
 
My visitors : Hit Counter by Digits

2009/11/23

Sự khác nhau giữa IELTS, TOEFL, TOEIC

Tui đang  chọn học English để ra trường không biết nên chọn cái nào giữa 3 hướng: IELTS, TOEFL, TOEIC. Search được nhiều thông tin hay post ra để lưu trữ.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ IELTS
- Sơ lược về IELTS: IELTS (viết tắt của International English Language Testing System) là chứng chỉ về tiếng Anh hiện do 3 tổ chức giáo dục lớn của thế giới sáng lập và sở hữu là ĐH Cambridge, British Council (BC) - Anh, IDP - Uc. IELTS được chia làm 2 loại Học Thuật (Academic) và Tổng quát (General Training). Hầu hết tất cả chúng ta đều thi IELTS Academic vì nếu ai nuôi mộng học thạc sĩ nước ngoài thì phải có bằng này.
- Nội dung thi IELTS bao gồm: IELTS bao gồm tập hợp của 4 bài thi cho các kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết, với điểm cao nhất cho mỗi phần là 9. Điểm các môn nghe, đọc có thể có lẻ (6.5, 7.5) nhưng với nói và viết thì luôn luôn chẵn (6 hoặc 7 hoặc siêu thì là 8)
- Cách chấm điểm như thế nào? Dưới đây là các tính điểm của các môn IELTS academic (tức là học thuật) từ 5 điểm trở lên. Các bạn cứ bám theo thang điểm này mà xem trình độ võ công của mình đến đâu nhé.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TOEFL
- TOEFL (Test of English as a Foreign Language) là bài thi được chuẩn hoá và được công nhận trên toàn thế giới. TOEFL đánh giá năng khả năng hiểu tiếng Anh chuẩn được dùng tại vùng Bắc Mỹ, khả năng nhận biết những qui tắc ngữ pháp, cấu trúc câu trong tiếng Anh viết cơ bản và khả năng hiểu những đoạn văn ngắn với đề tài thường gặp tại giảng đường các trường ĐH Hoa Kỳ.
- TOEFL có hai loại bài thi:

  • TOEFL ITP Dành cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, sử dụng để đánh giá trình độ tiếng Anh trong và ngoài nước.
  • TOEFL iBT Dành cho các cá nhân muốn đi du học nước ngoài.
- TOEFL ITP (Institutional Testing Program) là gì? TOEFL Nội Bộ Là chương trình để đánh giá trình độ tiếng Anh của những người không nói tiếng Anh bản ngữ ở trình độ trung và cao cấp. Bài thi nhằm hướng tới đối tượng là các cá nhân đang học tập và làm việc trong các trường học, cơ quan, tổ chức của người Việt Nam và nước ngoài.
- Hình thức thi: Thí sinh làm trắc nghiệm trên giấy. Bài thi gồm có 3 phần: nghe hiểu, ngữ pháp và đọc hiểu vơi thời gian làm bài 2 tiếng.
- Mục đính của TOEFL ITP: ITP là cẩm nang hữu ích để đánh giá trình độ tiếng Anh cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức phù hợp với nhiều mục đích khác nhau:
- Thi xếp lớp theo trình độ phù hợp.
- Đánh giá trình độ tiếng Anh đầu và cuối các khoá họ bằng tiếng Anh.
- Đánh giá sự sẵn sàng về trình độ tiếng Anh trước khi đi du học.
- Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
- Tuyển chọn đầu vào cho các chương trình học bổng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các thí sinh nộp hồ sơ cho các chương trình học bổng Fulbright, Humphey, Quỹ Giáo Dục Việt Nam (VEF), học bổng phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản, học bổng ngân sách Nhà Nước do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quản lý và một số học bổng khác.
- Ưu điểm của TOEFL ITP
  • Thời gian linh hoạt: Ngoài những kỳ thi diễn ra hàng thàng, TOEFL ITP còn được tổ chức theo nhu cầu của các đơn vị khác nhau, đặc biệt là các chương trình cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam.
  •  Đăng ký đơn giản: Chỉ cần đăng ký trước ngày thi từ 2 - 3 tuần.
  •  Lợi ích kinh tế: Lệ phí thi thấp hơn nhiều so với thi TOEFL quốc tế.
  •  Độ tin cậy cao: Điểm số phản ánh chính xác trình độ vị TOEFL ITP là bản sao của TOEFL quốc tế.
- Điểm thi TOEFL ITP: Thang điểm của TOEFL ITP: 310 – 677
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TOEIC
- Kỳ thi TOEIC là gì? Kỳ thi TOEIC (Bài kiểm tra Anh ngữ trong Giao Tiếp Quốc Tế) nhằm đánh giá sự lưu loát về tiếng Anh của những người không phải người bản xứ làm trong các văn phòng, trụ sở quốc tế. Các công ty, cơ quan chính phủ, và viện giáo dục dựa vào những kết quả của kỳ thi TOEIC để đánh giá những kỹ năng Anh ngữ của những nhân viên hiện tại và tương lai.
- Hình thức của kỳ thi TOEIC là gì?
Bài thi TOEIC là một bài thi trắc nghiệm làm trên giấy (paper and pencil, multiple-choice test) gồm có hai thành phần (tổng thời gian làm bài là 120 phút, tổng số câu hỏi là 200 câu) cụ thể như sau:
Section I: Listening Comprehension (100 câu hỏi, khoảng 45 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 1- Photographs- 20 (4 lựa chọn)
Part 2- Question and Response- 30 (3 lựa chọn)
Part 3- Short Conversations- 30 (4 lựa chọn)
Part 4- Short Talks- 20 (4 lựa chọn)
Section II: Reading (100 câu hỏi, 75 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 5- Incomplete Sentences- 40 (4 lựa chọn)
Part 6- Error Recognition- 20 (4 lựa chọn)
Part 7- Reading Comprehension- 40 (4 lựa chọn)
Điểm số TOEIC được tính như sau:
1.Trước tiên số lượng câu hỏi trả lời đúng của thí sinh cho từng section được ghi nhận. Đây là điểm thô (Raw Score)
2.Điểm thô được quy đổi thành điểm thành phần theo một thang cho sẵn của từng bài thi cụ thể. Điểm này được gọi là điểm chuyển đổi (Converted Score). Điểm chuyển đổi tối đa cho mỗi section là 495, và tối thiểu là 5. Quy trình tính điểm này về cơ bản giống như quy trình tính điểm TOEFL.
3.Tổng điểm của 2 section chính là điểm TOEIC của thí sinh. Như vậy điểm TOEIC tối đa là 990 và tối thiểu là 10.
Phần lớn thí sinh có mức điểm của hai thành phần là tương đối cân bằng, tuy rằng điều này không phải là luôn luôn đúng. Chẳng hạn một thí sinh có thể có điểm TOEIC là 600, nhưng điểm Listening là 200 và điểm Reading là 400. Trong trường hợp này, có thể kết luận là nhóm khả năng đọc-viết của thí sinh đó vượt trội hơn là nhóm khả năng nghe-nói.

- Sự khác biệt giữa kỳ thi TOEIC và TOEFL là gì? Bài thi TOEIC đã được phát triển nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, ngành thương mại và công nghiệp một tiêu chuẩn đánh giá chính xác và tin cậy về sự lưu loát tiếng Anh dành cho các nhân viên hiện tại và tương lai. Kỳ thi TOEFL (Kiểm Tra tiếng Anh như một Ngoại Ngữ) đã được thiết kế nhằm đánh giá những kỹ năng Anh ngữ của các sinh viên Ngoại Quốc muốn nhập học tại các trường cao đẳng và đại học ở Bắc Mỹ.
- Tôi cần đạt bao nhiêu điểm để đậu trong kì thi TOEIC? Không có thang điểm nào qui định đậu hay rớt. Điểm số sẽ phản ánh trình độ thông thạo tiếng Anh của người dự thi. Các công ty sẽ dựa vào điểm số của các kỹ năng tiếng Anh bạn ghi được trong kì thi mà tiến cử bạn một chức vụ hay nhiệm vụ quan trọng.
- Đối tượng nào quan tâm đến kì thi TOEIC? Và với Mục Đích gì?
- Những người cần sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc cần tham dự kỳ thi TOEIC. Họ làm việc tại các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và bệnh viện trong số những ngành khác, các bộ phận kỹ thuật, kinh doanh, và quản lý.
- Các ngành nghề sau đây tham dự kỳ thi TOEIC - Các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, trường học, và các chương trình đào tạo Anh ngữ.
- Các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ sử dụng điểm thi TOEIC nhằm hỗ trợ họ đưa ra những quyết định nhân sự quan trọng. Điều này gồm có việc tuyển dụng, quảng cáo và hoàn thành những nhiệm vụ tại nước ngoài.
Những chương trình đào tạo Anh ngữ tận dụng kỳ thi TOEIC để giúp họ đánh giá sự lưu loát về Anh ngữ của sinh viên và theo dõi sự tiến bộ của họ.

Đọc xong chắc tui chọn TOEIC quá. Không biết có ai ý kiến gì không???

2009/09/03

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chương trình diệt virus Avira Antivir bằng hình ảnh

Được bạn giới thiệu sài phần mềm diệt virus mới, tui cũng đã và đang dùng Avira Antivir. Phần mềm này cũng như AVG, có cả phiên bản miễn phí và tính phí. Trong bài viết này tui cũng chỉ mong hướng dẫn những người mới sử dụng, nên tui chỉ hướng dẫn dùng bản miển phí, mặc dù miễn phí nhưng cũng đủ để bảo vệ máy của bạn( hiện tại tui cũng đang dùng bản này).
Trước tiên, bạn cần có bản cài đặt, có thể tải Avira Antivir tại đây. Bạn có thể được file cài đặt( setup file) ở đâu đó, nhưng do đây là chương trình diệt virus luôn cập nhật theo thời gian, nên tốt nhất là bạn hãy download theo link ở trên để có version mới nhất của hãng .File này có hình cây dù màu đỏ như sau:

Sau khi có file setup rồi, bạn hãy mở nó lên, ta sẽ bắt đầu quá trình cài đặt.
Trước tiên, sẽ hiện ra cửa sổ thông báo cài đặt thông thường. Nó sẽ hiện ra các thông báo về "quyền và nghĩa vụ" của bạn bằng tiếng Anh, giống như "Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng" vậy. Nếu đồng ý, bạn chỉ cần nhấn nút Continue .
Tiếp theo, là một cửa sổ chào mừng bạn chấp nhận cài đặt phần mềm. Bạn nhấn tiếp nút Next.
Một cửa sổ hiện ra văn bản tựa như Hợp đồng bản quyền, thường bất cứ phần mềm nào cũng có qui định như vậy. Do đây là phiên bản miễn phí nên có điều khoản là bạn chỉ sử dụng với mục đích cá nhân, không có quyền bán lại cho người khác. Bạn đánh dấu check vào ô "I accept the terms of the license agreement", rồi nhấn nút Next.
Sau khi nhấn Next, AviraAntivir sẽ hiện cửa sổ tiếp theo để khẳng định lại là đồng ý với các điều khoản trên. Bạn lại check tiếp vào ô "I accept that Avira AntiVir Personal - Free Antivirus is for private use only and must not be used for any kind of commercial or business purpose.", rồi nhấn Next tiếp.
Bây giờ, bạn sẽ chọn loại cài đặt. Có 2 loại:
  • Complete: Sẽ cài đặt tất cả các tính năng của chương trình( nếu là người dùng mới nên chọn cách này).
  • Custom: Chọn những tính năng nào mà bạn cần( nếu bạn hiểu rõ bạn cần các tính năng nào).
Nhấn nút Next tiếp tục.
Một cửa sổ mới sẽ yêu cầu bạn điền các thông tin chi tiết vào( dĩ nhiên là có thể không cần phải chính xác lắm). Những ô chữ nào có đánh dấu * kế bên là những nơi bắt buộc phải nhập. Title: chọn danh xưng( Mr: ông, Mrs: bà), First name: tên, Surname: họ, Email: địa chỉ thư điện tử của bạn( nếu không có nhập lại cái nào đó), Repeat email: nhập lại địa chỉ thư điện tử, Country: thì chọn Việt Nam. Bạn đánh dấu check vào ô cuối cùng: "Yes, I would like to register a user of Avira Antivir Personal - Free Antivirus". Nếu bạn muốn nhận các thông tin, thông báo mới nhất từ hãng qua email thì check vào ô: "Yes, I would like to subscribe to the Avira newletters". Cuối cùng nhnâ Next.
Nếu việc đăng kí thành công thì sẽ hiện tiếp cửa sổ sau, nếu không thì bạn phải thực hiện lại việc đăng kí trên. Nhấn nút Next để tiếp tục.
Một cửa sổ mới sẽ bắt đầu việc cài đặt. Nó có hiển thị thanh tiến trình cài đặt, việc này sẽ chỉ mất khoảng vài giây.
Cuối cùng, thì màn hình chúc mừng bạn đã thành công việc cài đặt. Bạn lại nhấn Next để tiếp tục.
Từ bước này về sau, nếu bạn không rành tiếng Anh, thì bạn chọn như hình hướng dẫn rồi nhấn Next hoặc Finish.
Nếu không hiểu rõ các thông số, bạn nhấn nút "Default Values"

Tui khuyên bạn nên đánh check vào mục "Perform short system scan after installation" để Avira sẽ quét virus ngay sau khi cài đặt xong. Rồi nhấn Next để tiếp tục.

Vậy là xong hết rồi. Nó sẽ chạy tiếp cửa sổ sau để cập nhật danh sách virus mới nhất từ hãng qua internet. Bạn chỉ ngồi coi thôi. Nếu nhà không có internet thì bỏ qua cũng được.
Bây giờ, máy bạn đã an toàn, khi cắm usb vào nếu bạn nghe kêu tít tít là do Avira phát hiện ra virus báo lên đó. Còn nếu bạn muốn chạy chương trình thì sẽ có cửa sổ như sau:
Khi cài xong, AviraAntivir sẽ hiện một biểu tượng cây dù mở ra trên thanh tác vụ( taskbar). Nếu bạn muốn mở thì double click lên icon đó. Còn sử dụng các chức năng khác thì kích phải chuột lên icon, có hình như sau.
Trong quá trình sử dụng Avira Antivir sẽ hiện các cửa sổ mời bạn nâng cấp lên phiên bản có phí, yên tâm bạn vẫn được sử dụng bình thường tiếp, nhấn nút đóng cửa sổ đó thôi.
Bài viết này có tham khảo từ trang www.downloadbestsoft.com.
Chúc bạn cài thành công!

2009/07/26

Đổi thư mục host( host root) của Apache

Khi cài xong Apache host root mặc định có thể sẽ là: C:\Program Files\Apache Software Foundation\Apache2.2\htdocs\
Nếu bạn dùng XAMPP thì C:\XAMPP\htdocs\
Như vậy, bạn phải đặt các file php trong folder htdocs này. Bạn hoàn toàn có thể đổi folder host root này như sau.

  1. Bạn tạo folder host root tương lai đã( VD: D:\mywww\ ).
  2. Trong folder D:/mywww/ bạn tạo folder cgi-bin.
  3. Copy file httpd.conf trong folder C:\XAMPP\apache\conf\ hay ..\Apache2.2\conf ra chỗ khác để backup thôi.
  4. Mở httpd.conf bằng notepad( hay tương tự) rồi sửa như sau:
  • Tìm : DocumentRoot “C:/xampp/htdocs”
Sửa thành: DocumentRoot “D:/mywww”
  • Tìm : Directory “C:/xampp/htdocs”
Sửa thành: Directory “D:/mywww”
  • Tìm: ScriptAlias /cgi-bin/ “C:/xampp/htdocs”
Sửa thành: ScriptAlias /cgi-bin/ “D:/mywww/cgi-bin/”

Save file httpd.conf lại. Rồi khởi động lại XAMPP. Bạn vào trình duyệt web, khỏ localhost/ nếu nó ra list các file và folder trong hostroot thì hoàn thành rồi. Từ nay, bạn lưu các file php trong này.
Nếu bạn cài thêm phpMyAdmin nữa thì copy folder đó ra hostroot mới luôn.
À, nếu bạn cài PHP rồi thì phải vào sửa file httpd.conf trong folder
htdocs nơi đã cài Apache( thường là C:\Program Files\Apache Software Foundation\Apache2.2\ ). Thêm 3 dòng như sau( ở đâu cũng được):
ScriptAlias /php/ "c:/xampp/php/"
AddType application/x-httpd-php .php
Action application/x-httpd-php "/php/php-cgi.exe"


2009/05/17

Tất cả các phím tắt trong Microsoft Word - All of hotkey in MS Word

Lần trước tui post các phím tắt thông dụng trong Word, nay rảnh nên soạn tiếp các phím còn lại.
Ctrl + A : Chọn toàn văn bản trong tài liệu.
Ctrl + B : Làm cho chữ đậm.
Ctrl + C : Copy văn bản hay các đối tượng đồ họa.
Ctrl + D : Mở hộp thoại Font ( menu Format\ Font).
Ctrl + E : Canh giữa cho đoạn.
Ctrl + F : Tìm kiếm văn bản.
Ctrl + G : Mở hộp thoại Goto, để nhảy đến trang cụ thể.
Ctrl + H : Mở hộp thoại Replace, để thay thế văn bản.
Ctrl + I : Định dạng chữ nghiêng.
Ctrl + J : Canh đều cho đoạn.
Ctrl + K : Mở hộp thoại Insert Hyperlink, chèn đường liên kết.
Ctrl + L : Canh trái cho đoạn.
Ctrl + M : Thụt văn bản từ bên trái.
Ctrl + N : Tạo một file Word mới.
Ctrl + O : Mở một file Word đã có.
Ctrl + P : In tài liệu.
Ctrl + Q : Xóa đi các định dạng đoạn.
Ctrl + R : Canh phải cho đoạn.
Ctrl + S : Lưu file Word lại với tên cũ.
Ctrl + T : Thụt vào lề trái một tab cho dòng thứ hai trở xuống.
Ctrl + U : Định dạng gạch dưới cho văn bản.
Ctrl + V : Dán văn bản hay các đối tượng khác vừa copy(Ctrl + C) hay cắt( Ctrl + X).
Ctrl + W : Đóng file Word hiện hành.
Ctrl + X : Cắt văn bản hay các đối tượng đồ họa.
Ctrl + Y : Hủy thao tác vừa thực hiện.
Ctrl + Z : Làm lại thao tác vừa bị hủy.
Ctrl + 0( zero) : Định dạng đoạn này, cách đoạn trên bằng một dòng.
Ctrl + 1 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng một dòng.
Ctrl + 2 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng hai dòng.
Ctrl + 5 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng năm dòng.
Ctrl + F1 : Đóng/ Mở TaskPanel( menu View\TaskPanel)
Ctrl + F2 : Xem dạng PrintPreview( dạng xem trước khi in).
Ctrl + F3 : Cắt Spike.
Ctrl + F4 : Đóng file Word hiện hành( như Ctrl + W).
Ctrl + F5 : Phục hồi cửa sổ.
Ctrl + F6 : Di chuyển đến cửa sổ kế( trong trường hợp mở nhiều file).
Ctrl + F7 : Di chuyển cửa sổ.
Ctrl + F8 : Chỉnh kích thước cửa sổ.
Ctrl + F9 : Chèn một trường rỗng.
Ctrl + F10 : Phóng to cực đại cửa sổ.
Ctrl + F11 : Khóa một trường.
Ctrl + F12 : Mở hộp thoại Open(giống Ctrl + O)
Ctrl + ] : Tăng kích thước font lên 1 đơn vị.
Ctrl + [ : Giảm kích thước font xuống 1 đơn vị.
Ctrl + = : Định dạng kiểu chỉ số dưới.
Ctrl +Home : Về đầu tài liệu.
Ctrl +End : Về cuối tài liệu.
Ctrl + Enter : Ngắt trang.
Ctrl +mũi tên lên : Lên trên một đoạn.
Ctrl + mũi tên xuống : Khi mở một menu, ban đầu sẽ chỉ hiện các lệnh thường dùng, khi nhấn phím tắt này, sẽ cho ra đầy đủ các lệnh của menu này.
Xuống dưới một đoạn.
Ctrl + mũi tên phải : Qua phải một từ.
Ctrl + mũi tên trái : Qua trái một từ.
Ctrl + SpaceBar : Xóa định dạng của kí tự hay đoạn.
Nếu đang dùng TaskPanel, mở menu của TaskPanel.
Ctrl + Tab : Đánh dấu Tab trong table.
Ctrl + PageUp : Lên trên đầu trang trước.
Ctrl + PageDown : Lên trên đầu trang sau.
Ctrl + Shift + A : Chuyển về dạng chữ in.
Ctrl + Shift + C : Copy các thuộc tính của đối tượng hay văn bản.
Ctrl + Shift + D : Gạch dưới chữ dùng nét đôi.
Ctrl + Shift + F : Nhảy đến hộp chọn Font trên Formatting bar.
Ctrl + Shift + H : Định dạng ẩn văn bản.
Ctrl + Shift + K : ĐịNH DạNG KIểU SMALLCAP.
Ctrl + Shift + L : Áp dụng style List.
Ctrl + Shift + P : Thay đổi kích thước font.
Ctrl + Shift + Q : Đổi sang font Symbol.
Ctrl + Shift + S : Áp dụng style.
Ctrl + Shift + N : Áp dụng style Normal.
Ctrl + Shift + M : Thụt ra một tab cho lề phải.
Ctrl + Shift + T : Thụt ra lề trái một tab cho dòng thứ hai trở xuống.
Ctrl + Shift + V : Dán các thuộc tính của đối tượng hay văn bản đã copy.
Ctrl + Shift + W : Gạch chữ dưới nhưng chừa khoảng trắng.
Ctrl + Tab và Ctrl + Shift + Tab : Chuyển qua lại, giữa các toolbar hay TaskPanel( xem phím Alt). Chuyển qua lại giữa các tab trong các hộp thoại có nhiều tab ( như hộp thoại Font).
Ctrl + Shift + * : Hiện các dấu định dạng đoạn( như lệnh Show/Hide trên thanh Standard).
Ctrl + Shift + > : Tăng kích thước kí tự lên 2 đơn vị.
Ctrl + Shift + < : Giảm kích thước kí tự lên 2 đơn vị.
Ctrl + Shift + = : Áp dụng định dạng kiểu chỉ số trên.
Ctrl + Shift + F3 : Chèn nội dung của Spike
Ctrl + Shift + F5 : Chỉnh sửa bookmark.
Ctrl + Shift + F6 : Nhảy đến cửa sổ trước( ngược Ctrl+F6).
Ctrl + Shift + F7 : Cập nhật các đường liên kết đến dữ liệu nguồn của MS Word.
Ctrl + Shift + F8 : Mở rộng vùng chọn hay khối chọn.
Ctrl + Shift + F9 : Hủy liên kết một trường.
Ctrl + Shift + F11 : Mở khóa cho trường.
Ctrl + Shift + F12 : Chọn lệnh In( như Ctrl+P).
Alt + R : Chuyển sang chế độ nhìn Reading.
Alt + U : Nếu mở cửa sổ Help, thì thu nhỏ cửa sổ đó và cửa sổ Word vừa màn hình.
Nếu thanh Drawing mở thì chọn lệnh AutoShape.
Alt + F1 : Nhảy đến trường tiếp theo.
Alt + F3 : Tạo mới một AutoText.
Alt + F4 : Thoát MS Word.
Alt + F5 : Phục hồi kích thước cửa sổ.
Alt + F6 : Chuyển về tài liệu, khi đang mở một hộp thoại( như hộp thoại Find/Replace).
Hay chuyển qua lại giữa các file Word khi bạn mở nhiều file Word cùng lúc.
Alt + F7 : Tìm lỗi chính tả hay ngữ pháp kế tiếp.
Alt + F8 : Chạy macro.
Alt + F9 : Chuyển qua lại giữa 2 trường.
Alt + F10 : Mở cửa sổ MS Word cực đại.
Alt + F11 : Mở cửa sổ soạn mã Microsoft Visual Basic.
Alt + mũi tên xuống : Xổ xuống cho dạng hộp danh sách xổ( như hộp danh sách font).
Alt +SpaceBar : Hiện menu shortcut của thanh tiêu đề.
Alt + Home : Nhảy về ô đầu tiên của dòng.
Alt + End : Nhảy về ô cuối của dòng.
Alt + PageUp : Nhảy về ô đầu tiên của cột.
Alt + PageDown : Nhảy về ô cuối của cột.
Alt + Ctrl + C : Hủy việc chia màn hình tài liệu( menu Window\Remove split).
Alt + Ctrl + I : Chuyển sang màn hình PrintPreview( như Ctrl + F2)
Alt + Ctrl + K : Mở AutoFormat.
Alt + Ctrl + M : Chèn chú thích.
Alt + Ctrl + N : Chuyển sang chế độ nhìn Normal.
Alt + Ctrl + O : Chuyển sang chế độ nhìn Outline.
Alt + Ctrl + P : Chuyển sang chế độ nhìn PrintLayout.
Alt + Ctrl + S : Chia màn hình tài liệu( menu Window\Split).
Alt + Ctrl + Y : Lặp lại việc tìm từ( sau khi đóng hộp thoại Find).
Alt + Ctrl + Z : Chuyển qua lại giữa các chương của tài liệu hay giữa các tài liệu.
Alt + Ctrl + 1 : Áp dụng style Heading 1.
Alt + Ctrl + 2 : Áp dụng style Heading 2.
Alt + Ctrl + 3 : Áp dụng style Heading 3.
Alt + Ctrl + Home : Mở danh sách duyệt các đối tượng( thực ra không biết dịch ra sao, xin đưa tên tiếng Anh là List of Browse Object), rồi dùng phím mũi tên chọn, rồi nhấn Enter.
Alt + Ctrl + F1 : Hiển thị Thông tin hệ thống Microsoft.
Alt + Ctrl + F2 : Mở lệnh Open( như Ctrl+O).
Alt + Ctrl + "=" : Cho phép thêm vào menu bar các biểu tượng trên thanh cộng cụ( click vào icon trên toolbar nào bạn cần , nó sẽ thêm vào menubar).
Alt + Ctrl + "-" : Hủy một lệnh nào đó trên menu.
Alt + Ctrl + "+" : Đặt phím tắt cho một lệnh trên menu hay biểu tượng trên thanh công cụ.
Alt + Ctrl + PageUp : Lên trên đầu màn hình.
Alt + Ctrl + PageDown : Xuống dưới màn hình.
Alt + Shift + E : Chỉnh sửa file Dữ liệu để trộn thư.
Alt + Shift + F : Chèn một trường trộn thư.
Alt + Shift + K : Xem trước việc trộn thư.
Alt + Shift + N : Trộn thư một file.
Alt + Shift + M : In ra file trộn đã hoàn tất.
Alt + Shift + F1 : Di chuyển đến trường trước.
Alt + Shift + F2 : Lệnh Save( như Ctrl+S).
Alt + Shift + F9 : Hiện menu hay message của thẻ Smart.
Alt + Shift + F10 : Mở Microsoft Script Editor.
Shift + Tab : Nhảy về ô trước trên cùng dòng.
Shift + F1 : Mở trình trợ giúp theo ngữ cảnh.
Hoặc xem các định dạng của văn bản.
Shift + F2 : Copy chữ.
Shift + F3 : Thay đổi dạng chữ( in hay thường).
Shift + F4 : Lặp lại thao tác Goto hay Find( tìm kiếm).
Shift + F5 : Di chuyển đến điểm con trỏ trước.
Nếu sau khi vừa mở file, thì sẽ nhảy đến nơi mà con trỏ ở lúc đóng file lần trước.
Shift + F6 : Trở về pane hoặc frame trước.
Shift + F7 : Chọn lệnh Thesaurus( Tool\ Language).
Shift + F8 : Shrink a selection.
Shift + F9 : Chuyển qua lại giữa mã của trường và kết quả của nó.
Shift + F10 : Hiện shortcut menu( menu ngữ cảnh).
Shift + F11 : Di chuyển đến trường trước nó( ngược F11).
Shift + F12 : Chọn lệnh Save, lưu file.
F1 : Mở trình Help(giúp đỡ - menu Help\MS Word Help).
F2 : Di chuyển văn bản hay đối tượng.
F3 : Chèn AutoText.
F4 : Lặp lại thao tác cuối.
F5 : Mở hộp thoại Goto( như Ctrl+G).
F6 : Di chuyển vào Pane hay Frame.
F7 : Chọn lệnh kiểm tra chính tả.
F8 : Mở rộng phạm vi chọn của vùng chọn.
F9 : Cập nhật các trường tính toán.
F10 : Kích hoạt chọn thanh menu().
F11 : Nhảy đến trường tiếp theo( ngược Shift+F11).
F12 : SaveAs ( menu File\SaveAs)

2009/05/06

Phím tắt trong Microsoft Word - Shortcut key in Word

MICROSOFT WORD
Ctrl + A : Chọn toàn văn bản trong tài liệu.
Ctrl + B : Làm cho chữ đậm.
Ctrl + C : Copy văn bản hay các đối tượng đồ họa.
Ctrl + D : Mở hộp thoại Font ( menu Format\ Font).
Ctrl + E : Canh giữa cho đoạn.
Ctrl + F : Tìm kiếm văn bản.
Ctrl + G : Mở hộp thoại Goto, để nhảy đến trang cụ thể.
Ctrl + H : Mở hộp thoại Replace, để thay thế văn bản.
Ctrl + I : Định dạng chữ nghiêng.
Ctrl + J : Canh đều cho đoạn.
Ctrl + K : Mở hộp thoại Insert Hyperlink, chèn đường liên kết.
Ctrl + L : Canh trái cho đoạn.
Ctrl + M : Thụt văn bản từ bên trái.
Ctrl + N : Tạo một file Word mới.
Ctrl + O : Mở một file Word đã có.
Ctrl + P : In tài liệu.
Ctrl + Q : Xóa đi các định dạng đoạn.
Ctrl + R : Canh phải cho đoạn.
Ctrl + S : Lưu file Word lại với tên cũ.
Ctrl + T : Thụt vào lề trái một tab cho dòng thứ hai trở xuống.
Ctrl + U : Định dạng gạch dưới cho văn bản.
Ctrl + V : Dán văn bản hay các đối tượng khác vừa copy(Ctrl + C) hay cắt( Ctrl + X).
Ctrl + W : Đóng file Word hiện hành.
Ctrl + X : Cắt văn bản hay các đối tượng đồ họa.
Ctrl + Y : Hủy thao tác vừa thực hiện.
Ctrl + Z : Làm lại thao tác vừa bị hủy.
Ctrl + 0( zero) : Định dạng đoạn này, cách đoạn trên bằng một dòng.
Ctrl + 1 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng một dòng.
Ctrl + 2 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng hai dòng.
Ctrl + 5 : Định dạng khoảng cách giữa các dòng, bằng năm dòng.
Ctrl + F1 : Đóng/ Mở TaskPanel( menu View\TaskPanel)
Ctrl + F2 : Xem dạng PrintPreview( dạng xem trước khi in).
Ctrl + F3 : Cắt Spike.
Ctrl + F4 : Đóng file Word hiện hành( như Ctrl + W).
Ctrl + F5 : Phục hồi cửa sổ.
Ctrl + F6 : Di chuyển đến cửa sổ kế( trong trường hợp mở nhiều file).
Ctrl + F7 : Di chuyển cửa sổ.
Ctrl + F8 : Chỉnh kích thước cửa sổ.
Ctrl + F9 : Chèn một trường rỗng.
Ctrl + F10 : Phóng to cực đại cửa sổ.
Ctrl + F11 : Khóa một trường.
Ctrl + F12 : Mở hộp thoại Open(giống Ctrl + O)
Ctrl + ] : Tăng kích thước font lên 1 đơn vị.
Ctrl + [ : Giảm kích thước font xuống 1 đơn vị.
Ctrl + = : Định dạng kiểu chỉ số dưới.
Ctrl +Home : Về đầu tài liệu.
Ctrl +End : Về cuối tài liệu.
Ctrl + Enter : Ngắt trang.
Ctrl + mũi tên lên : Trên một đoạn.
Ctrl + mũi tên xuống : Khi mở một menu, ban đầu sẽ chỉ hiện các lệnh thường dùng, khi nhấn phím tắt này, sẽ cho ra đầy đủ các lệnh của menu này. Xuống dưới một đoạn.
Ctrl + mũi tên phải : Qua phải một từ.
Ctrl + mũi tên trái : Qua trái một từ.
Ctrl + SpaceBar : Xóa định dạng của kí tự hay đoạn.
Nếu đang dùng TaskPanel, mở menu của TaskPanel.
Ctrl + Tab : Đánh dấu Tab trong table.
Ctrl + PageUp : Lên trên đầu trang trước.
Ctrl + PageDown : Lên trên đầu trang sau.
Ctrl + Shift + A : Chuyển về dạng chữ in.
Ctrl + Shift + C : Copy các thuộc tính của đối tượng hay văn bản.
Ctrl + Shift + D : Gạch dưới chữ dùng nét đôi.
Ctrl + Shift + F : Nhảy đến hộp chọn Font trên Formatting bar.
Ctrl + Shift + H : Định dạng ẩn văn bản.
Ctrl + Shift + K : ĐịNH DạNG KIểU SMALLCAP.
Ctrl + Shift + L : Áp dụng style List.
Ctrl + Shift + P : Thay đổi kích thước font.
Ctrl + Shift + Q : Đổi sang font Symbol.
Ctrl + Shift + S : Áp dụng style.
Ctrl + Shift + N : Áp dụng style Normal.
Ctrl + Shift + M : Thụt ra một tab cho lề phải.
Ctrl + Shift + T : Thụt ra lề trái một tab cho dòng thứ hai trở xuống.
Ctrl + Shift + V : Dán các thuộc tính của đối tượng hay văn bản đã copy.
Ctrl + Shift + W : Gạch chữ dưới nhưng chừa khoảng trắng.
Ctrl + Tab, Ctrl + Shift + Tab : Chuyển qua lại, giữa các toolbar hay TaskPanel( xem phím Alt). Chuyển qua lại giữa các tab trong các hộp thoại có nhiều tab ( như hộp thoại Font).
Ctrl + Shift + * : Hiện các dấu định dạng đoạn( như lệnh Show/Hide trên thanh Standard).
Ctrl + Shift + > : Tăng kích thước kí tự lên 2 đơn vị.
Ctrl + Shift + < : Giảm kích thước kí tự lên 2 đơn vị.
Ctrl + Shift + = : Áp dụng định dạng kiểu chỉ số trên.
Ctrl + Shift + F3 : Chèn nội dung của Spike
Ctrl + Shift + F5 : Chỉnh sửa bookmark.
Ctrl + Shift + F6 : Nhảy đến cửa sổ trước( ngược Ctrl+F6).
Ctrl + Shift + F7 : Cập nhật các đường liên kết đến dữ liệu nguồn của MS Word.
Ctrl + Shift + F8 : Mở rộng vùng chọn hay khối chọn.
Ctrl + Shift + F9 : Hủy liên kết một trường.
Ctrl+ Shift +F11 : Mở khóa cho trường.
Ctrl + Shift + F12 : Chọn lệnh In( như Ctrl+P).

2009/02/18

Mua trọn bộ máy tính tại Phong Vũ được tặng hàng khuyến mãi chất lượng như hàng NHẬT ...

Ngày Chủ nhật 15/02/09 vừa rồi tui và người quen có mua máy tính tại Phong Vũ. Tui mua máy bộ do PV ráp trị giá 4,6 triệu và một monitor Samsung19 2,6 triệu. Hỏi nhân viên thì nghe là mua 2 món trên được khuyến mãi 1 usb 2Gb và 1 headphone, nhưng khi tui nhận hàng kiểm tra các tem bảo hành cho thiết bị thì mới biết là. Hàng khuyến mãi không được bảo hành.
Headphone không đuọc bảo hành thì còn chấp nhận được( do headphone này cũng rẻ chỉ khoảng 50 ngàn là cao). Nhưng USB mà không bảo hành thì thật không chịu được.
USB hiệu Transend này tui đã mua ở một tiệm trên Bùi Thị Xuân giá 75ngàn bảo hành một năm, mà tới giờ bảo hành 2 lần rồi, bây giờ nó đang bị lỗi nữa. Còn Phong Vũ khuyến mãi kiểu đó còn tệ hơn cây USB ở Nhật Tảo nữa. Nó còn được bảo hành một tháng giá chỉ 50-60 ngàn.
Cuối cùng, tui có cảm giác như bị lừa 1 cách công khai. Thật sự, tui cũng không muốn nói xấu ai, nhưng mua xong hàng về nhà mà cứ tức anh ách. Định viết liền trong ngày nhưng không có thì giờ nên hôm nay mới post. Mong có người đọc bài này sẽ cảnh giác trước các nhà bán lẻ có thương hiệu cũng như không có thương hiệu. Tui nhớ câu này mãi : "ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG"!!! Xem họ khuyến mãi gì, hiệu gì, cấu hình chất lượng ra sao, và có bảo hành không.

2009/02/05

Phím tắt trong Window - Shortcut key in Window

Tôi đang soạn danh sách các phím tắt trong Window, Microsoft Word, Microsoft Excel cho học sinh. Ban đầu, định dịch từ file guide của Microsoft Office trên máy tính, tại folder : C:\Program Files\Microsoft Office\OFFICE11\1033\Wdmain11.chm ,. Nhưng sau đó, vô tình search được tài liệu rất hay và đầy đủ của tác giả Trần Quang Hải trên internet, nên cũng lấy rất nhiều thông tin từ bài này. Link download ebook của Trần Quang Hải tại đây.
Thì đa số các phần mềm đều có phím tắt của nó, được hướng dẫn trong phần Help hoặc trên chính thanh menu( bên phải các lệnh có ghi chú phím tắt tương ứng với nó). Phím tắt tiếng Anh gọi là Hot key( phím nóng) hoặc Shortcut key , bạn có thể vào Google search nó kèm theo tên software mà mình đang dùng. Tui xin được post lên từng phần các shortcut key.
Ở đây, khi trình bày như "Ctrl + D" tức là bạn sẽ nhấn giữ phím Ctrl và nhấn tiếp phím D rồi mới buông cả 2 ra. Còn phím Spacebar là phím khoảng trắng( hay dấu cách). Phím Backspace là phím xóa lùi( có phím chỉ in dấu mũi tên sang trái), nằm trên phím Enter. Còn phím Win( Window) là phím có in hình cửa sổ, biểu tượng của MicrosoftWindow.
MICROSOFT WINDOWS
Phím tắt chung
Ctrl + C:Sao chép
Ctrl + X:Cắt
Ctrl + V:Dán
Ctrl + Z:Xóa tác vụ vừa thực hiện( phục hồi).
Shift + Delete:Xóa vĩnh viễn một đối tượng, không phục hồi được bằng cách vào thùng rác.
Ctrl + kéo thả:Sao chép đối tượng đang chọn
Ctrl + Shift + kéo thả:Tạo shortcut cho đối tượng đang chọn
Ctrl + mũi tên trái phải: Nhảy qua lại một từ.
Ctrl + mũi tên lên xuống: Nhảy lên xuống phần đầu của đoạn.
Shift + mũi tên:Chọn các đối tượng trên màn hình Desktop, trong cửa sổ Windows, trong các phần mềm soạn thảo
Ctrl + A:Chọn tất cả
Ctrl + O:Mở một file.
Alt + Enter:Xem thuộc tính(Property) của đối tượng đang chọn
Alt + F4:Đóng cửa sổ, thoát chương trình đang kích hoạt
Ctrl + F4:Đóng cửa sổ con trong ứng dụng nhiều cửa sổ như Word, Excel...
Alt + Tab:Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ đang mở.
Alt + ESC:Di chuyển vòng quanh theo thứ tự các đối tượng đang mở
F1:Hiển thị phần trợ giúp
F2:Đổi tên đối tượng đang chọn
F3:Tìm kiếm một tập tin, thư mục.
F4:Xổ thanh địa chỉ trong cửa sổ My Computer hoặc Windows Explorer.
F5:Cập nhật cho cửa sổ đang kích hoạt( trong Window Explorer hay đang xem trang web).
F6:Di chuyển vòng quanh các phần tử giống nhau trong một cửa sổ hoặc trên màn hình Desktop.
F10:Kích hoạt thanh thực đơn lệnh của ứng dụng đang được kích hoạt
Shift + F10:Hiển thị thực đơn tắt (thực đơn ngữ cảnh) của đối tượng đang chọn
Alt + phím cách:Hiển thị thực đơn hệ thống (System menu) của cửa sổ đang kích hoạt.
Ctrl + ESC:Hiển thị thực đơn Start
Alt + ký tự gạch chân trên thực đơn lệnh:Thực hiện lệnh trên thanh menu tương ứng.
Ký tự gạch chân trong trong một thực đơn:Thực hiện lệnh tương ứng trong thực đơn đang mở
Backspace:Trở về thư mục cấp trên liền kề của thư mục hiện tại trong cửa sổ My Computer hoặc Windows Explorer.
ESC:Bỏ qua tác vụ hiện tại
Giữ Shift khi bỏ đĩa CD:Ngăn cản việc chạy các chương trình tự động từ đĩa CD

Phím tắt trên hộp thoại
Ctrl + Tab:Chuyển sang thẻ kế tiếp trong hộp thoại
Ctrl + Shift + Tab:Chuyển về thẻ phía trước trong hộp thoại
Tab:Chuyển đến các phần lựa chọn, lệnh kế tiếp
Shift + Tab:Chuyển về các phần lựa chọn, lệnh phía trước
Alt + Ký tự gạch chân:Thực hiện lệnh tương ứng có ký tự gạch chân
Enter:Thực hiện thiết lập hoặc nút nhấn đang kích hoạt
Phím cách:Chọn hoặc bỏ chọn trong ô chọn (checkbox)
Mũi tên:Chọn một nút nếu đang ở trong một nhóm có nhiều nút chọn
F4:Hiển thị danh sách giá trị của đối tượng đang kích hoạt
Backspace:Trở về thư mục cấp cao hơn liền kế trong các hộp thoại lưu và mở
Phím đặc biệt trên bàn phím
Win:Hiển thị thanh thực đơn lệnh khởi động Start Menu.
Win + D:Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cửa sổ đang mở
Win + E:Mở cửa sổ Windows Explorer
Win + F:Tìm kiếm
Win + L:Khóa màn hình( Lock Computer - Windows XP trở lên)
Win + M:Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cửa sổ đang mở
Win + R:Mở cửa sổ Run (tương ứng Start - Run)
Win + U:Mở trình quản lý các tiện ích - Utility Manager
Win + Tab:Di chuyển giữa các tiêu đề cửa sổ đang mở trên thanh tác vụ - Taskbar
Win + Break:Mở cửa sổ System Properties.
Print Screen:Chụp màn hình.
Alt + Print Screen:Chụp cửa sổ đang được kích hoạt
Ctrl + Win + F: Tìm trên máy tính khác( thường dùng cho mạng máy trong cơ quan).

Phím tắt trong Window Explorer
Dấu * bên phần “numberic keypad”( phần phím bấm số bên phải): Mở rộng tất cả các nhánh thư mục con của thư mục đang

chọn( coi chừng treo máy).
Dấu + : mở ra các nhánh thư mục con của thư mục hiện hành.
Dấu - : thu lại các nhánh thư mục con của thư mục hiện hành.