Google
 
My visitors : Hit Counter by Digits

2007/07/31

Đọc file .chm trong Ubuntu

Các file ebook hay các file help thường được viết dạng file .chm( Compiled HTML Help). Hôm nay, mở file ebook ra, mình không coi được, search ra cách cài zô, Thật đơn jản, khỏ 1 dòng lệnh sau zô :

sudo apt-get install xchm
Nhưng máy mình thì làm zậy coi không được( không hỉu sao nữa), cái này là mình coi trên mạng có 1 site chỉ zậy. Sau đó, mình tìm ra cách này. Mình khỏ zô lệnh sau :
sudo apt-get install gnochm
Các bạn có thể thử cả 2 chiu coi cũng được. Zậy là coi được ròi. Chúc các bạn thành công !

2007/07/29

Cài Stardict trong Ubuntu, bộ Từ điển miễn phí đa ngôn ngữ

Nhắc đến từ điển thì mọi người đều phải công nhận rằng đó là “vật bất ly thân” đối với người học ngoại ngữ. Nếu bạn đang sử dụng máy tính thì bạn sẽ nghĩ ngay đến Lạc Việt hay English Study, nhưng ngặt nỗi đó lại là những bản từ điển phải trả tiền.

Có rất nhiều phần mềm từ điển miễn phí giúp bạn tra từ điển ngay tại máy tính của mình. Và trong số những bộ công cụ từ điển vượt trội phải nói đến StarDict. Có thể nói, đây chính là loại từ điển chạy cực nhanh và có những tính năng đặc biệt nhất hiện nay trong số các loại từ điển miễn phí.
* Địa chỉ tải:
Để sử dụng StarDict, bạn tải bộ chương trình chính, dung lượng 13MB (bao gồm chương trình hỗ trợ từ điển, từ điển StarDict, dữ liệu từ điển Anh – Việt, Việt – Anh, Việt – Việt) hay phần mở rộng, dung lượng 93MB (các dữ liệu từ điển khác và phần âm thanh của từ điển – không bắt buộc) tại http://www.echip.com.vn.
Hoặc bạn cũng có thể tải từng phần tại các địa chỉ sau:
- Chương trình hỗ trợ cho từ điển chạy trên Windows: xem thêm tại http://stardict.sourceforge.net/
- Dữ liệu từ điển: Anh – Việt, Việt – Anh, Việt – Việt http://dotpups.de/hacao/stardict/dic.zip (7,7MB). Bạn có thể lấy các dữ liệu từ điển Pháp – Việt, Việt – Pháp, Nga – Việt, Đức – Việt, Nauy – Việt tại http://dotpups.de/hacao/diendan.htm. Các ngôn ngữ khác như Trung Quốc bạn xem trên http://stardict.sourceforge.net/
- Phần âm thanh của từ điển (bạn có thể tải tập tin này nếu thấy cần): http://prdownloads.sourceforge.net/stardic...ar.bz2?download (80MB).
* Cài đặt trên Window:
- Trước tiên, bạn cài chương trình hỗ trợ cho từ điển. Tại bước cài đặt cuối cùng, bạn chọn ngôn ngữ trong ô Current user’s language và All users’ language là Vietnamese (vi).

- Tiếp theo, bạn cài từ điển vào máy. Sau khi cài xong, bạn giải nén tập tin dic.zip vào thư mục C:\Program Files\StarDict\dic (tương tự cho các dữ liệu từ điển khác).
*Cài đặt trên Ubuntu :
1.Mở Terminal lên : (Application -> Accessories -> Terminal).
2.Khỏ vào lệnh sau để download source về :

wget http://nchc.dl.sourceforge.net/sourceforge/stardict/stardict-2.4.8.tar.bz2

3.Giải nén gói trên, vào thư mục chứa file trên bằng lệnh cd, ròi khỏ :
tar -xjvf stardict-2.4.8.tar.bz2

Chuyển vô thư mục :
cd stardict-2.4.8

4.Chạy các lệnh cài đặt :
./configure
Chú ý là sau khi chạy lệnh này rất có thể các bạn sẽ gặp lỗi, tuỳ vào tình hình từng máy do thiếu các thư viện cần thiết. Ví dụ : bị báo là: "error: No package 'libgnomeui-2.0' found" tui đã giải quyết vấn đề này như sau tui khỏ zô sudo apt-get install libgnomeui-dev thế là tui chạy lệnh nầy xong rồi chạy lại lệnh ./configure và không nhận được báo lỗi nào nữa.
Nhắc lại là các bạn fải chạy ./configure ko bị lỗi ròi mới wa bước típ theo.
khỏ típ :
make
sudo make install
5.Cài các package thêm vào( như gói Anh-Việt, Trung-Anh ...):
mkdir /home/username/.stardict
username là tên account trong Ubuntu của bạn.
Chúng ta sẽ download về và giải nén các file package đó trong folder này để xài.
Các bạn hãy download các gói Anh-Việt và Việt -Anh với 2 địa chỉ sau :
wget http://jaist.dl.sourceforge.net/sourceforge/stardict/stardict-dictd_anh-viet-2.4.2.tar.bz2
wget http://nchc.dl.sourceforge.net/sourceforge/stardict/stardict-dictd_viet-anh-2.4.2.tar.bz2
Vậy là xong cài đặt trong Ubuntu ròi.
* Hướng dẫn sử dụng:
Sau khi hoàn tất, bạn khởi động lại máy và nhấn vào biểu tượng cuốn tự điển màu xanh trên desktop. Từ điển StarDict sẽ xuất hiện với danh sách từ cần tra cứu nằm bên trái, còn bên phải là các nút ẩn/hiện danh mục từ. Phía dưới từ trái sang phải là các nút: tự động quét từ cần chọn khi đưa chuột qua một từ bất kỳ, hướng dẫn sử dụng, thoát khỏi từ điển, tìm từ cần tra trong từ điển nằm trên Internet, mở trang Web của StarDict, quản lý các bộ từ điển và cấu hình từ điển.

Một số tính năng đặc biệt của chương trình:
- Tự động tra từ và chọn loại từ điển phù hợp với từ mà bạn vừa nhập vào. Bạn có thể tra từ tiếng Anh, tiếng Việt hay bất kỳ từ của ngôn ngữ nào (dùng font Unicode).
- Nếu bạn muốn xem các từ mình đã tra cứu trước đó thì nhấn vào nút thứ 4 từ phải qua.
- Bạn có thể sử dụng dấu “*” và dấu “?” để tra nghĩa thông minh. Ví dụ, nếu bạn nhập vào “*iger” thì bạn sẽ thấy 1 loạt các từ có phần đuôi là “iger”. Còn nếu bạn thay dấu “*” bằng dấu “?” thì bạn sẽ nhận chính xác từ “tiger”. Nếu muốn tra các từ gần giống từ “tiger” (thông qua thuật toán truy vấn mờ) thì bạn chỉ cần thêm dấu “/” phía trước từ cần tra.
- Khi bạn đưa trỏ chuột đến bất cứ vùng văn bản nào thì một cửa sổ nhỏ xuất hiện nghĩa ở bên trong. Bạn có thể cố định cửa sổ này tại vị trí nào đó bằng cách nhấn nút Lock. Trong cửa sổ nổi này, bạn có thể thực hiện các chức năng như: chép vào bộ nhớ, lưu nghĩa, phát âm, truy vấn tra chéo nghĩa hay truy vấn mờ nghĩa này. Bạn cũng có thể tra nghĩa của thanh tiêu đề, menu, chữ trên các nút, biểu tượng trên desktop, nút Start... Tuy nhiên, chưa nhận biết được chữ dưới dạng hình ảnh.

- Nếu bạn không muốn khi đưa chuột đến một từ nào đó sẽ xuất hiện bảng tra nghĩa của từ thì chỉ việc bỏ chọn mục “Quét từ” trong cửa sổ chính của từ điển hoặc nhấp phải chuột lên biểu tượng của từ điển trên khay hệ thống và bỏ chọn mục “Quét”.
- Việc tra từ rất đơn giản, tại cửa sổ chính của chương trình, bạn chỉ cần nhập từ cần tra với kiểu font chữ Unicode trong trình gõ Unikey hay VietKey.
- Nếu bạn muốn từ điển này phát âm khi tra từ thì bạn check vào Pronouce the word when it pops up trong cửa sổ “Phân loại” (trước khi bật chế độ phát âm thì bạn cần tải tập tin âm thanh 80MB tại địa chỉ nêu trên, sau đó giải nén vào thư mục C:\Program Files\ "trong Window", con2 trong Ubuntu là /usr/share/ hay bạn có thể định nghĩa lại trong Preferencws\Sound trong StarDict ).
- Nếu cần, bạn có thể tra từ thông qua các từ điển trực tuyến. Bạn cũng có thể thêm bớt các từ điển trực tuyến nào mà bạn thích.

- Để tra chéo giữa các từ, bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào phần tra nghĩa.
- Một chức năng khác nữa là tra từ cần tìm thông qua các từ điển trực tuyến trên Internet. Bạn nhấn chuột phải lên nút “Tìm trong một từ điển Internet - Bấm phím phải chọn danh mục Website” và chọn từ điển trực tuyến mình muốn.
Sau đó, một trang Web của từ điển bạn vừa chọn xuất hiện giải thích nghĩa của từ cần tra.
Trên đây là những tính năng chính của từ điển StarDict, còn nhiều tính năng và tùy chọn cấu hình sử dụng đặc biệt khác đang chờ bạn khám phá.

2007/07/26

Hướng dẫn cài Nvu để thiết kế Web dễ dàng.

Nvu là một môi trường tạo Web mới, dựa trên nền Mozilla và cơ chế Gecko của nó. Chủ yếu ban đầu là làm cho Linspire và các phiên bản khác của Linux. Tính hỗ trợ cao các hệ điều hành( OS) của nó cho nó trở nên khả thi với mọi OS khác. Hiện nay, Nvu đã chạy trên các OS : Window, Linux, Mac, FreeBSD.
Nvu dựa trên Gecko, cơ chế trong Mozilla, nó là một cơ chế tiện ích chuẩn, rất tin cậy, và siêu nhanh, được bảo trì hằng ngày dựa trên sự mở rộng của cộng đồng phát triển. Nó hỗ trợ mạnh cho XML, CSS, JavaScript. Kiến trúc của nó dựa trên XUL làm cho nó được mở rộng không ngừng.
Bây giờ bạn mở Terminal ra và khỏ vào các lệnh sau để các :

sudo apt-get install nvu
sudo rm -f /usr/share/applications/nvu.desktop
sudo gedit /usr/share/applications/nvu.desktop
Khi bạn khỏ lệnh cuối zô thì sẽ hiện ra GEdit cho bạn sửa file, bạn thêm các dòng sau vào :

[Desktop Entry]
Name=Nvu
Comment=Web Development Editor
Exec=nvu
Icon=nvu.xpm
Terminal=false
Type=Application
Categories=Application;Network;

Nếu bạn muốn thấy Nvu liền thì hãy khỏ lệnh sau để refesh lại GNOME panel :
killall gnome-panel
Sau đó bạn sẽ thấy nó ở MainMenu\Programming\Nvu.
Chúc bạn thành công !

2007/07/24

Convert .flv (Google Videos) to .mpg using ffmpeg

FFmpeg is a complete solution to record, convert and stream audio and video. It includes libavcodec, the leading audio/video codec library. FFmpeg is developed under Linux, but it can compiled under most operating systems, including Windows. In ubuntu This package contains the ffplay multimedia player, the ffserver streaming server and the ffmpeg audio and video encoder. They support most existing file formats (AVI, MPEG, OGG, Matroska, ASF, …) and encoding formats (MPEG, DivX, MPEG4, AC3, DV, …).

ffmpeg Features

  • ffmpeg is a command line tool to convert one video file format to another. It also supports grabbing and encoding in real time from a TV card.
  • ffserver is an HTTP (RTSP is being developped) multimedia streaming server for live broadcasts. Time shifting of live broadcast is also supported.
  • ffplay is a simple media player based on SDL and on the FFmpeg libraries.
  • libavcodec is a library containing all the FFmpeg audio/video encoders and decoders. Most codecs were developped from scratch to ensure best performances and high code reusability.
  • libavformat is a library containing parsers and generators for all common audio/video formats.

Install ffmpeg Ubuntu

sudo apt-get install ffmpeg

convert .flv to .mpg using ffmpeg

First you need to download your .flv file to a folder and you need to Open a terminal window and go in to the .flv file folder and type the following command

ffmpeg -i jokes.flv -ab 56 -ar 22050 -b 500 -s 320×240 jokes.mpg

jokes.flv is the file you want to convert, so the name must be the same as the source file.You can name jokes.mpg whatever you want as long as it has the .mpg extension.

-b bitrate: set the video bitrate in kbit/s (default = 200 kb/s)

-ab bitrate: set the audio bitrate in kbit/s (default = 64)

-ar sample rate: set the audio samplerate in Hz (default = 44100 Hz)

-s size: set frame size. The format is WxH (default 160×128 )

.Mình đã dịch bài này sang tiếng Việt các bạn có thể xem tại đây .

by ubuntugeek.com

What is Wine ?

1.2.1. Windows and Linux

Different software programs are designed for different operating systems, and most won't work on systems that they weren't designed for. Windows programs, for example, won't run in Linux because they contain instructions that the system can't understand until they're translated by the Windows environment. Linux programs, likewise, won't run under the Windows operating system because Windows is unable to interpret all of their instructions.

This situation presents a fundamental problem for anyone who wants to run software for both Windows and Linux. A common solution to this problem is to install both operating systems on the same computer, known as "dual booting." When a Windows program is needed, the user boots the machine into Windows to run it; when a Linux program is then needed, the user then reboots the machine into Linux. This option presents great difficulty: not only must the user endure the frustration of frequent rebooting, but programs for both platforms can't be run simultaneously. Having Windows on a system also creates an added burden: the software is expensive, requires a separate disk partition, and is unable to read most filesystem formats, making the sharing of data between operating systems difficult.

1.2.2. What is Wine, and how can it help me?

Wine makes it possible to run Windows programs alongside any Unix-like operating system, particularly Linux. At its heart, Wine is an implementation of the Windows Application Programing Interface (API) library, acting as a bridge between the Windows program and Linux. Think of Wine as a compatibility layer, when a Windows program tries to perform a function that Linux doesn't normally understand, Wine will translate that program's instruction into one supported by the system. For example, if a program asks the system to create a Windows pushbutton or text-edit field, Wine will convert that instruction into its Linux equivalent in the form of a command to the window manager using the standard X11 protocol.

If you have access to the Windows program's source code, Wine can also be used to recompile a program into a format that Linux can understand more easily. Wine is still needed to launch the program in its recompiled form, however there are many advantages to compiling a Windows program natively within Linux. For more information, see the Winelib User Guide.

1.2.3. Wine features

Throughout the course of its development, Wine has continually grown in the features it carries and the programs it can run. A partial list of these features follows:

  • Support for running Win32 (Win 95/98, NT/2000/XP), Win16 (Win 3.1) and DOS programs

  • Optional use of external vendor DLL files (such as those included with Windows)

  • X11-based graphics display, allowing remote display to any X terminal, as well as a text mode console

  • Desktop-in-a-box or mixable windows

  • DirectX support for games

  • Good support for various sound drivers including OSS and ALSA

  • Support for alternative input devices

  • Printing: PostScript interface driver (psdrv) to standard Unix PostScript print services

  • Modem, serial device support

  • Winsock TCP/IP networking support

  • ASPI interface (SCSI) support for scanners, CD writers, and other devices

  • Advanced unicode and foreign language support

  • Full-featured Wine debugger and configurable trace logging messages for easier troubleshooting

Mình đã dịch bài này ra tiếng Việt tại đây
by winehq.org

2007/07/23

Wine là gì ? Cùng tìm hỉu về Wine trong Linux và Ubuntu

1 .Khó khăn từ Window và Linux
Những fần mềm khác nhau được thiết kế cho những hệ điều hành( OS) khác nhau, và hầu như ko chạy trên những OS khác mà chúng đã được thiết kế. Dí dụ, các software xài cho Win ko chạy trên nền Linux được, bởi vì nó chứa những lệnh mà Linux ko hỉu hay ko có thư viện hỗ trợ cho tới khi nó được biên dịch trong môi trường Window. Những software của Linux cũng như zậy, Window OS ko hỉu hết những tất cả những lệnh của nó.
Trường hợp này đã bộc lộ vấn đề cơ bản cho những ai muốn chạy chương trình trong cả 2 OS Linux và Window. Một jải fáp fổ biến cho vấn đề này là cùng cài cả 2 OS trong máy, được gọi như là "dual booting"( tam dịch là "khởi động kép"). Khi cần chạy 1 software của Window thì chuyển wa Win OS, nếu cần chạy 1 software của Linux thì bạn fải restart lại wa Linux OS. Lựa chọn này gây ra khó khăn lớn cho người dùng cuối bởi việc tái khởi động máy nhìu lần, những chương trình viết cho cả 2 OS ko thể chạy đồng thời. Hơn nữa những chương trình chạy trên Window thường rất mắc( cái này Vietnamese chắc ko thành vấn đề j !), yêu cầu fân vùng ổ cứng khác nhau, nên ko thể đọc hầu hết các kiểu định dang file hệ thống, làm cho việc share dữ liệu trở nên khó khăn jữa những OS.
2. Wine là gì ?
Wine làm cho những chương trình của Window có thể chạy song song với bất kì OS jống Unix và Linux nói riêng. Thực ra, Wine là một sự thực thi của thư viện Windows Application Programing Interface (API), hoạt động như 1 cầu nối juã7 Windos và Linux. Bạn hãy nghĩ Wine như 1 lớp tương thích, khi 1 software Window yêu cầu thực thi 1 hàm mà Linux ko hiểu một cách thông thường, Wine sẽ dịch lệnh của chương trình vào 1 trình hỗ trợ của nó bởi hệ thống. Cho ví dụ, nếu chương trình yêu cầu hệ thống tạo ra 1 pushbutton hay 1 trường text-edit, Wine sẽ chuyển lệnh đó thành những lệnh tương đương của Linux trong dạng 1 lệnh đến trình quản lí cửa sổ dùng giao thức chuẩn X11.
Nếu bạn fải truy xuất mã nguồn của những chương trình Window, Wine có thể cũng được dùng để biên dịch ngược( recompile) chương trình vào 1 dạng mà Linux có thể hiểu một cách dễ dàng hơn. Wine vẫn cần bắt đầu chương trình trong dạng biên dich ngược của nó, tuy nhiên có vài ưu điểm để biên dịch chương trình Window một cách tự nhiên trong Linux.
3.Những đặc tính của Wine :( bữa nào típ ngen)

Bài này tui được dịch từ winehq.org , các bạn có thể xem fiên bản English tại đây

2007/07/22

Cài XAMPP(Linux, Apache, MySQL, PHP, Perl) cho Ubuntu

Bước 1: Download XAMPP Linux 1.6.2
Lưu ý : nếu bạn download trong Window thì nên tắt chương trình McAfee đi, nếu nó đang chạy thì bạn sẽ gặp báo lỗi virus, chỉ có vấn đề đó.
Bước 2: Cài đặt
Sau khi download xong bạn mở Terminal ra, khỏ các lệnh sau zô :
1. Bạn nên login vào với wuyền root với lệnh sau :
su
ròi khỏ password bạn zô. Để jải nén file vừa down dìa, bạn zô thư mục chứa file đó, ròi khỏ lệnh sau để bung nó ra zô folder /opt
tar xvfz xampp-linux-1.6.2.tar.gz -C /opt
Chú ý :
* Bạn chỉ xài các lệnh này để cài XAMPP thoi, chứ ko xài bất cứ tool hay soft nào của Win( nếu bạn trong Win OS) để bung file nén đó. Nó sẽ ko hoạt động đâu.
* Nếu bạn đã cài các version cũ của XAMPP thì các lệnh trên sẽ ghi đè lên.
F...ù ! Zậy là xong. XAMPP đã được cài vào folder /opt/lampp .
Bước 3 : Khởi động lên.
Khỏ lệnh sau để khởi động :
/opt/lampp/lampp start
Bạn sẽ nhìn thấy những dòng sau trên màn hình :

Starting XAMPP 1.6.2...
LAMPP: Starting Apache...
LAMPP: Starting MySQL...
LAMPP started.

MySQL và Apache đã chạy ròi.
Bước 4 : Kiểm tra
Cài đặt thiệt là dễ fải ko các bạn. Nhưng làm sao mình biết là đã thành công và sẵn sàng làm việc ròi ? Hãy khỏ zô trình web browser( như InternetExplorer hay FireFox) wen thuộc của bạn như sau :
http://localhost
Bạn sẽ thấy màn hình như sau :
Vậy là hoàn thành ròi, bạn có thể tự tìm hỉu thêm và tui cũng zậy. Hẹn gặp lại sau !!!


Lịch sử Unix, Linux và phần mềm mã nguồn mở-miễn phí

1. Unix

Giữa năm 1969 - 1970, Kenneth Thompson, Dennis Ritchie và những người khác của phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bắt đầu phát triển một hệ điều hành nhỏ dựa trên PDP-7. Hệ điều hành này sớm mang tên Unix, một sự chơi chữ từ một dự án hệ điều hành có từ trước đó mang tên MULTICS. Vào khoảng 1972 - 1973, hệ thống được viết lại bằng ngôn ngữ C và thông qua quyết định này, Unix đã trở thành hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất có thể chuyển đổi được và không cần phần cứng ban đầu cho nó. Các cải tiến khác cũng được thêm vào Unix trong một phần của sự thoả thuận giữa AT&T Bell Labs và cộng đồng các trường đại học và học viện. Vào năm 1979, phiên bản thứ 7 của Unix được phát hành, đó chính là hệ điều hành gốc cho tất cả các hệ thống Unix có hiện nay.

Sau thời điểm đó, lịch sử Unix bắt đầu trở nên hơi phức tạp. Cộng đồng các trường đại học và học viện, đứng đầu là Berkeley, phát triển một nhánh khác gọi là Berkeley Software Distribution (BSD), trong khi AT&T tiếp tục phát triển Unix dưới tên gọi là “Hệ thống III” và sau đó là “Hệ thống V”. Vào những năm cuối của thập kỷ 1980 cho đến các năm đầu thập kỷ 1990, một “cuộc chiến tranh” giữa hai hệ thống chính này đã diễn ra hết sức căng thẳng. Sau nhiều năm, mỗi hệ thống đi theo những đặc điểm khác nhau. Trong thị trường thương mại, “Hệ thống V” đã giành thắng lợi (có hầu hết các giao tiếp theo một chuẩn thông dụng) và nhiều nhà cung cấp phần cứng đã chuyển sang “Hệ thống V” của AT&T. Tuy nhiên, “Hệ thống V” cuối cùng đã kết hợp các cải tiến BSD, và kết quả là hệ thống đã trở thành sự pha trộn của 2 nhánh Unix. Nhánh BSD không chết, thay vào đó, nó đã được sử dụng rộng rãi trong mục đích nghiên cứu, cho các phần cứng PC, và cho các server đơn mục đích (vd: nhiều website sử dụng một nguồn BSD).

Kết quả là có nhiều phiên bản Unix khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên phiên bản thứ bảy ban đầu. Hầu hết các phiên bản Unix đều thuộc quyền sở hữu và được bảo vệ bởi từng nhà cung cấp phần cứng tương ứng, ví dụ Sun Solaris là một phiên bản của “Hệ thống V”. Ba phiên bản của BSD của nhánh Unix cuối cùng đã trở thành mã nguồn mở: FreeBSD (tập trung vào sự cài đặt dễ dàng trên phần cứng của dòng máy PC), NetBSD (tập trung vào nhiều kiến trúc CPU khác nhau) và một bản khác của NetBSD, OpenBSD (tập trung vào bảo mật).

2. Tổ chức phần mềm miễn phí (Free Software Foundation)

Vào năm 1984, Tổ chức phần mềm miễn phí (FSF) của Richard Stallman bắt đầu dự án GNU, một dự án tạo ra một phiên bản miễn phí của hệ điều hành Unix. Miễn phí, theo Richard Stallman nghĩa là tự do sử dụng, đọc, chỉnh sửa và phân phối lại. FSF đã thành công trong việc xây dựng một lượng khổng lồ các thành phần hữu ích, bao gồm một trình biên dịch C (gcc), một trình hiệu chỉnh văn bản khá ấn tượng (emacs) và một loạt các công cụ cơ bản. Tuy nhiên, vào những năm 1990, FSF đã gặp khó khăn trong việc phát triển kernel hệ điều hành [FSF 1998] mà nếu không có kernel này thì giấc mơ hoàn thành một hệ điều hành miễn phí của họ sẽ không thể hoàn tất.

3. Linux

Vào năm 1991, Linus Tovalds bắt đầu phát triển một kernel hệ điều hành, lấy tên của anh ta “Linux” [Tovalds 1999]. Kernel này có thể kết hợp với các tài liệu của FSF và các thành phần khác (cụ thể là một vài thành phần của BSD và phần mềm MIT của X-Windows) để có thể giới thiệu một hệ điều hành vô cùng hữu ích và có thể tự do chỉnh sửa.

Trong cộng đồng Linux, nhiều tổ chức khác nhau đã kết hợp các thành phần khác có sẵn. Mỗi một sự kết hợp đó được gọi là một bản phân phối (distribution) và các tổ chức phát triển các bản phân phối đó gọi là các nhà phân phối (distributors). Các bản phân phối thông dụng gồm có Linux Red Hat, Mandrake, SuSE, Caldera, Corel và Debian. Có những sự khác nhau giữa các bản phân phối đó, nhưng tất cả các bản phân phối đó đều dựa trên cùng nền tảng: kernel của Linux và các thư viện của GNU. Cả hai thứ đã kết hợp lại tạo thành một giấy phép kiểu “copyleft”, thay đổi những nền tảng cơ bản này phải được làm sẵn cho tất cả, một sự bắt buộc thống nhất giữa các bản phân phối Linux mà điều này không hề có trên BSD và các hệ thống Unix kế thừa từ AT&T.

4. Phần mềm miễn phí / Phần mềm mã nguồn mở

Sự quan tâm đến các phần mềm miễn phí được chia sẻ ngày càng tăng đã làm tăng sự cần thiết phải chỉnh sửa nó. Điều kiện được sử dụng rộng rãi là “Phần mềm mã nguồn mở” đã được định nghĩa trước đó. Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được sử dụng mà mã nguồn được cung cấp nhưng không có sự giới hạn về bản quyền: người dùng có quyền sử dụng, xem, sửa đổi hay phân phối mã nguồn. Nó khác với những điều kiện của “Phần mềm miễn phí”. Phần mềm miễn phí thường gây rắc rối với những chương trình chỉ thực thi theo cách cho trước và không thay đổi được, cũng như mã nguồn không được xem, không được chỉnh sửa cũng như không được phân phối. Các bạn có thể đọc thêm về định nghĩa phần mềm miễn phí ở http://www.opensource.org/osd.html

Richard Stallmann, người đi tiên phong trong việc chống lại sự sở hữu phần mềm “làm của riêng” đã đưa khái niệm này ra trong dự án GNU hồi năm 1984. Theo Richard Stallmann một Free software phải đem đến cho người sử dụng các quyền tự do sau đây:

+ Quyền tự do 1: Tự do chạy chương trình vì bất kỳ lý do gì.

+ Quyền tự do 2: Tự do nghiên cứu chương trình làm việc như thế nào, được phép sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu của người dùng cụ thể. Mã nguồn mở là điều kiện tiên quyết cho quyền tự do này

+ Quyền tự do 3: Tự do phân phối các bản sao để giúp đỡ những người khác có nhu cầu.

+ Quyền tự do 4: Tự do cải tiến chương trình và đưa sự cải tiến này ra cho cộng đồng cùng hưởng lợi. Đương nhiên, mã nguồn mở là điều kiện tiên quyết. Stallmann và những người ủng hộ đã dùng Free software để đối lập với proprietary software (phần mềm sở hữu riêng). Phần mềm sở hữu riêng cấm đoán người khác chỉnh sửa và phân phối lại, nó là tài sản và là bí mật riêng của cá nhân, công ty, tổ chức.

Tuy nhiên Free software không nhất thiết phải là Freeware, nghĩa là không nhất thiết phải miễn phí. Stallmann nhắc đi nhắc lại ”free” trong từ “free software” không phải là không tốn tiền mà là có tự do (“free as in free speech not as in free bear”), đặc biệt là quyền được thay đổi và đóng góp cho cộng đồng qua việc có thể nắm được mã nguồn của chương trình.

Vì vậy, tính chất mã nguồn mở của chúng (open source) là khác biệt rất quan trọng với phần mềm đóng (close source), cho dù phần mềm đóng có miễn phí hay không.

Tất nhiên, phần mềm mã nguồn mở luôn rẻ hơn phần mềm đóng vì việc chỉnh sửa sẽ ít tốn công sức hơn việc tạo mới từ đầu. Một khía cạnh khác của mã nguồn mở là tính an ninh trong sử dụng.

Phần mềm mã nguồn mở mà điển hình là Linux với các bản phân phối thương mại như Red Hat là một ví dụ chứng minh cho tư tưởng free software và tính khả thi của tư tưởng này.

Đáng buồn là ở nước ta, khi nghĩ đến …WARE thì đại đa số người dùng đồng nghĩa hóa nó với “xài chùa”. Phần mềm tự do, cụ thể là những phần mềm mã nguồn mở là lối thoát hầu như duy nhất cho một đất nước đang phát triển. Là đối trọng đáng kể cho những phần mềm thương mại của các đại gia phải biết điều (Microsoft đã phải hạ giá bán, phải công bố một số mã nguồn trước áp lực của free software).


2007/07/21

FFmpeg chuyển file .flv( file Google video) sang .mpg

FFmpeg là 1 jải fáp khá tốt để ghi âm, chuyển đổi kỉu file, hay nghe stream audio-video. FFmpeg bao gồm cả libavcode, đang là 1 thư viện mã hàng đầu về audio/video. FFmpeg được fát triển trên Linux, nhưng nó có thể được biên dịch ở tất cả các hệ điều hành, kể cả Win. Trong Ubuntu, gói này chứa các thành fần sau ffplay multimedia player, ffserver streaming server và the ffmpeg audio và video encoder. Chúng hỗ trợ hầu hết các kỉu định dạng file (AVI, MPEG, OGG, Matroska, ASF, …) và các kỉu định dạng mã (MPEG, DivX, MPEG4, AC3, DV, …).
Những đặc tính của FFmpeg :
Nó là 1 công cụ dòng lệnh để chuyển đổi định dạng video sang các kỉu khác. Nó cũng hỗ trợ cả việc ghi lại và mã hoá theo thời jan thực từ card TV.

  • ffserver là HTTP (RTSP đang được fát triển) multimedia streaming server cho truyền thông trực típ. Sự thay đổi thời jan của truyền thông trực típ cũng được hỗ trợ.
  • ffplay là một trình nghe nhạc đơn jản dựa trên SDL và trên những thư viện FFmpeg.
  • libavcodec là một thư viện chứa tất cả những fương fáp mã hoá và jải mã FFmpeg audio/video.Hầu hết các mã được fát triển từ đầu để chắc chắn chạy tốt nhất và việc tái sử dụng mã cao.
  • libavformat là một thư viện chứa những kỉu fân tích và khai sinh cho tất cả những định dạng audio/video fổ biến.
Cài ffmpeg Ubuntu :
sudo apt-get install ffmpeg

Chuyển .flv sang .mpg dùng ffmpeg

Trước tiên, bạn cần down file .flv zô thư mục và cần mở Teminal lên và chuyển zô vị trí chứa file .flv hồi nãy, rồi khỏ lệnh này zô :

ffmpeg -i tên_file_gốc.flv -ab 56 -ar 22050 -b 500 -s 320×240 tên_file_gi_cũng_được.mpg

-b bitrate: thiết lập độ nén trên kbit/s (mặc định = 200 kb/s)

-ab bitrate: thiết lập độ nén audio trên kbit/s (mặc định = 64)

-ar sample rate: thiết lập tỉ lệ audio mẫu trên Hz (mặc đinh = 44100 Hz)

-s size: thiết lập kích thước khung. Định dạng là WxH(Rộngx Cao) (mặc định 160×128 )

Mình đã dịch bài này từ 1 bài viết English, các bạn có thể xem bản English tại đây.

Chúc bạn thành công !

2007/07/18

Cùng làm đẹp cho jao diện Ubuntu, fần SplashScreen - Makup Ubuntu interface, SplashScreen part

Bi jờ, mình chỉnh típ Splash Screen. Tui cũng ko biết định nghĩa Splash Screen là chi mô, nói theo tui hỉu là zầy, nó là ảnh đầu tiên hiện ra khi chúng ta khởi động vào Ubuntu và gõ xong password và username zô xong. Thực ra tui thấy có lẽ việc hịu chỉnh này ko ảnh hưởng j tới "dung nhan" Ubuntu của mình, tại zì nó chỉ show lên khi Startup thôi. Nhưng chúng ta có thể đưa hình iu thích của mình show lên( khoe "chân dung" của mình chẳng hạn).
Bạn có 2 cách để thêm cái này zô : Synaptic Package Manager hay Terminal cũng được( cách mở 2 anh này các bạn có thể coi ở đây)
*Synaptic : bạn chọn gnome-splashscreen-manager ròi Apply thoi
*Terminal : khỏ zô sudo apt-get install gnome-splashscreen-manager
Bi jờ bạn mở MainMenu\System\System sẽ thấy mục Splash Screen. Các bạn có thể chèn các hình tuỳ thích zô, hay lên mạng down các Splash Screen mà người ta design sẵn rất đẹp cho mình tại đây
Chúc bạn thành công !

Cùng làm đẹp cho jao diện Ubuntu, fần Con trỏ Chuột - Makup Ubuntu interface, MouseCursor part

Trước đây, xài Win chúng ta có thể dễ dàng thay đổi các thiết lập cho giao diện nguời dùng ( GUI) như hình dạng mouse,các themes cho cửa sổ, hộp thoại( dialog)... Nhưng wa Ubuntu, tới hôm ni, tui mới biết cách "trang đỉm" cho nó à. Xin post lên đây chia sẻ cùng các bạn blog kĩ thuật nhỏ này ( bạn nào pro ròi đừng cười nge !).
Bài này mình sẽ update theo thời jan, từ từ mình sẽ viết hết các hịu chỉnh cho jao diện Ubuntu.
1. Các kỉu dáng trỏ chuột ( Mouse cursor theme) :
Nếu bạn download các gói ( package) thì cách dễ dàng là nên save ở Desktop( /home/username/Desktop )
Cài package gcursor bằng Synaptic Package Manager hay zô Terminal khỏ lệnh app-get.
* Synaptic : MainMenu\System\Administration

Check zô Apply ròi nó sẽ update cho bạn.
* Terminal : MainMenu\Accessories\Terminal
Khỏ zô lệnh : sudo aptitude install gcursor
Bây jờ, bạn mở
MainMenu\System\System sẽ thấy mục Cursor Selection, hãy mở nó lên show ra dialog như hình sau :
Bạn hãy chọn các kỉu con trỏ mình thích, chỉnh size cho cursor, ròi Close là xong.

À, nhưng bạn có muốn cài thêm các kỉu con trỏ đẹp ko !!! Dĩ nhin là muốn ròi.
Các bạn có thể down về tại đây
Khi down về bạn cần nhớ save ở đâu. Bạn jải nén ( extract) nó ra, chép 2 folder default và 1 folder có tên của theme vào folder /home/username/.icons ( username là tên account của bạn trong Ubuntu). Vậy là xong đó, bạn hãy mở Cursor Selection lại lần nữa sẽ thấy có Theme mà bạn mới cài zô.
Chúc bạn thành công !!! nếu các bạn có thêm tuyệt chiu j mới thì nhớ chia sẻ cho tui nge.

2007/07/16

Xoá file trong Trash, tăng dung lượng cho ổ cứng

Hôm nay, tui dọc File Manager một chút, vô tình thấy Trash folder sao nhìu file và folder cũ nhìu wá. Thì ra khi chúng ta delete các file, folder, nó ko mất hẳn, mà chuyển wa Trash này( jống Recycle Bin trong Win zậy). Nhưng trong Win, nếu mình muốn xoá ko cần khôi fục thì chỉ cần nhấn Shift-Del là ko lưu zô Recycle Bin ròi, nhưng trong Ubuntu thì tui cũng chưa biết có chiu nảo ko. Rất mong có bạn nào chỉ jáo jùm.
Mình tìm trên mạng thì thấy có lệnh này để xoá file, nhưng trong Terminal thoi( mệt thiệt ! ) , mở Terminal lên ròi khỏ zô :

sudo rm -fr $HOME/.Trash/


Các bạn nên lâu lâu vào dọn rác 1 lần, ko thôi ko boot được đó( HDD full)
Chúc các bạn thành công !


2007/07/14

Cùng cài Pidgin nâng cấp Gaim !!!

Gaim 2.0 Beta là trình internet messenger mặc định cho mình khi cài FeistyFawn xong. Nhưng Ubuntu đã có version mới của Gaim ròi đó, tên Pidgin. "Hậu bối" này nghe đồn là chạy ổn định hơn, và có nhìu plugin hỗ trợ lắm. Lasted version là Pidgin-2.0.2 ( tính tới ngày hôm nay nge !).
Download source link
Các bạn có thể cài bằng cách khỏ các lệnh đơn jản sau :

wget http://download.ubuntu.pl/_Feisty_Fawn/pidgin/2.0.2/pidgin_2.0.2-1_i386.deb

Típ theo là :
sudo dpkg -i pidgin_2.0.2-1_i386.deb
Và để "sí sọn" một chút, các bạn hãy cài thêm các plugin zô. Mở Pidgin lên, zô menu Tool/ Plugin. Sẽ có 1 list các plugin bạn cần. Các bạn hãy check vào các plugin mà mình cần.
Chúc các bạn thành công !!!
À wên, nếu các bạn đang cài Gaim thì nên uninstall Gaim trước. Tui bị nó báo là ko thể overwrite lên /usr/local/gaim, nên fải zô Synaptic Package Manager để remove nó trước.
Và thêm 1 đìu nữa, khi cài Pidgin cần có libxml2 với version 2.6.0 trở lên. Download libxml2.6.27
Để cài libxml2 như sau :
wget http://www.icewalkers.com/Linux/Software/510250/libxml2.html

tar -xvzf libxml2-2.6.27.tar.gz

cd libxml2-2.6.27

./configure

make

sudo make install


Vậy là xong các rắc rối mà tui đã gặp trong wá trình cài Pidgin ròi. Nếu các bạn có các kinh ngịm j thì chia sẻ nge.

2007/07/10

Cài GNome Commander trong Ubuntu để quản lí file - Install GNome Commander in Ubuntu

Trong XP wen xài TotalCommander ròi, nên khi wa Feisty cũng muốn kím 1 soft tưong tợ vậy "wen tay mến chân" ròi. Tui mới biết được 1 soft GNome Commander, ko biết là ưu nhược ra sao, nhưng cũng muốn chia sẻ lên đây.
Địa chỉ load : gnome-commander_1.2.4.orig.tar.gz
Bạn đơn jản khỏ vào Terminal : sudo apt-get install gnome-commander
Vậy là bạn đã cài xong nó ròi đó, mong các bạn có thể chia sẻ các chiu trong GNOME Commander này ngen. Tui cũng đang mới xài thôi, đang tìm hỉu típ.

gnome commander

Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây : www.nongnu.org/gcmd/


2007/07/06

Card đồ hoạ Intel không hiện ở độ phân giải cao - Intel Graphics driver won't display in high screen resolution

Từ khi cài FeistyFawn( Ubuntu 704) này tui cứ xài ở độ phân giải 800-640 woài, ko support cho các độ fân jải cao hơn mà card có thể, nên ko chơi được các game wải wá. Máy mình xài VGA onboard card của Intel 865. 1 tuần sau, mình search trên Google mới có 1 kao thủ giải quyết cho chiện này.
Chiện là vậy, mình xài dòng Intel i810 là hơi cũ nên xorg.conf file hay báo lỗi này. Không may là những card mới chỉ có hiệu lực cho Edgy trở lên thôi( Ubuntu6.10 --> ). Nếu bạn xài Edgy trở lên thì bạn cứ cài driver mới cho Intel như zầy :
sudo apt-get install xserver-xorg-video-intel
Sau đó bạn zô file /etc/X11/xorg.conf ròi sửa vài dòng nho nhỏ này :

Driver "i810" thành Driver "intel"

Zậy là đã fix xong lỗi của mình ròi đó các bạn !!!
guide by help.ubuntu.com

2007/07/05

Makeup my FireFox's skin on Ubuntu - Làm đẹp cho FireFox trong Ubuntu

Mở firefox trên Ubuntu ra, gõ google.com vào và rồi bạn bất ngờ! Bất ngờ vì không hiểu làm sao mà mấy cái hộp nhập văn bản với nút nhấn lại xấu đến thế! Đấy là do thiết lập mặc định của Firefox. Đừng thất vọng, chỉ với vài dòng thao tác là bạn sẽ có kết quả tuyệt vời, đẹp không thua gì firefox chạy trên windows!

Trước khi chỉnh sửa:

Firefox trên Ubuntu trước khi chỉnh

sau khi chỉnh sửa bạn sẽ có một thứ trông tựa như thế này:

Firefox trên Ubuntu sau khi chỉnh

Thế thì bắt đầu thôi nhỉ?

Mở cửa sổ dòng lệnh Terminal bằng cách vào menu Applications > Accessories > Terminal. Bạn gõ và thực hiện tuần tự các lệnh sau:

wget http://users.tkk.fi/~otsaloma/art/firefox-form-widgets.tar.gz

tar -xvf firefox-form-widgets.tar.gz

sudo cp /usr/lib/mozilla-firefox/res/forms.css /usr/lib/mozilla-firefox/res/forms.css.bak

cat firefox-form-widgets/res/forms-extra.css | sudo tee --append /usr/lib/mozilla-firefox/res/forms.css > /dev/null

sudo cp -r firefox-form-widgets/res/form-widgets /usr/lib/mozilla-firefox/res

rm -rf firefox-form-widgets*

Quá trình này thực chất là thay những thiết lập mặc định của Firefox bằng một vài thứ hay hơn. Phương pháp mình học được từ Forum của cộng đồng Ubuntu đấy.

by saylinux.worldpress.com

Cài xvnkb gõ tiếng Việt trong Ubuntu - Install xvnkb to type Vietnamese in Ubuntu

Phần mềm quan trọng nhất nhì với người Việt Nam ta ấy chính là bộ gõ tiếng Việt. Không có bộ gõ tiếng Việt trên máy thì quả thật làm việc gì rồi cũng thấy… bế tắc. Gõ tiếng Việt trên Linux cũng có nhiều cách nhưng cách thông dụng và thân thuộc nhất là dùng xvnkb, một bộ gõ tiếng Việt mã nguồn mở khá có tiếng trong thế giới Chim cánh cụt. Nó hoạt động như Vietkey hay Unikey trên Windows vậy. Mình cũng đang gõ bài post này bằng xvnkb.

1. Cài đặt trình biên dịch

Chúng ta sẽ biên dịch từ mã nguồn (đảm bảo nhất) nên sẽ cần tải xuống trình biên dịch. Cái này cũng cần cho những đồng chí lập trình viên nào nuôi ước mơ lập trình trên Linux.

Chọn menu Application > Accessories > Terminal để mở cửa sổ dòng lệnh. Sau đó gõ lệnh sau:

sudo apt-get install build-essential

Chờ cho trình cài đặt tải xuống và giải nén tất cả các gói xong là được. Tuy nhiên xvnkb khi biên dịch cũng yêu cầu phải có thêm gói xorg-dev nữa. Các bạn gõ thêm lệnh sudo apt-get install xorg-dev để cài đặt gói này.

Vậy là xong bước 1.

2. Tải xuống mã nguồn và cài đặt

Trong cửa sổ dòng lệnh gõ wget http://xvnkb.sourceforge.net/xvnkb-0.2.9a.tar.bz2 để tải xuống mã nguồn chương trình. Sau đó giải nén bằng lệnh:

tar -xvf xvnkb-0.2.9a.tar.bz2

Chuyển vào thư mục vừa giải nén và biên dịch, bạn thực hiện tuần tự những lệnh sau:

cd xvnkb-0.2.9a/

./autogen.sh

./configure --use-extstroke

Đến đây phải chỉnh file config.h một chút. Bạn gõ gedit config.h và chỉnh nội dung file thành:

#define __VK_CONFIG_H
#define VK_CHECK_SPELLING
#define VK_USE_EXTSTROKE
#define VK_NEED_UCHAR

(bỏ đi một vài dòng bị lỗi)

Sau đó gõ tiếp các lệnh sau:

make

sudo make install

Chúc mừng, bạn đã cài đặt thành công xvnkb. Bây giờ để khởi động chương trình bạn gõ xvnkb từ cửa sổ dòng lệnh là xong. Nhắp phải chuột lên hộp chương trình của xvnkb để xem menu tuỳ chọn. Nhắp trái chuột để bật tắt tuỳ chọn gõ tiếng Việt.
Nếu muốn xvnkb tự động chạy lúc khởi động, bạn vào menu System > Preferences > Sessions, chọn New và nhập vào ô Command như sau: xvnkb --method=telex --charset=utf8 (trong đó method là telex, vni hoặc viqr; charset là utf8, tcvn, viscii, vps hoặc viqr). Bây giờ xvnkb sẽ khởi động mặc định với kiểu gõ (method) và bảng mã (charset) mà bạn đã chọn.

by saylinux.worldpress.com

2007/07/04

Read and write in NTFS partitions on Ubuntu - Đọc ghi phân vùng NTFS trong Ubuntu

Nếu bạn cài Ubuntu và Windows trên cùng một máy, ắt hẳn sẽ có lúc bạn muốn “chia sẻ” dữ liệu giữa 2 hệ điều hành. Ubuntu nói riêng và Linux nói chung có thể đọc ghi phân vùng FAT tốt, nhưng với NTFS thì chưa được “mượt” lắm. Có lẽ vì thế mà sau khi cài đặt, Ubuntu mặc định chỉ cho bạn đọc từ phân vùng NTFS. Việc cấu hình để Ubuntu có thể ghi lên phân vùng NTFS là vô cùng dễ dàng, chỉ cần thao tác vài bước là xong. Tại sao lại không làm chứ?!


Bạn chọn menu Applications > Accessories > Terminal để mở cửa sổ dòng lệnh. Gõ lệnh sau:

sudo apt-get install ntfs-config

Sau khi quá trình cài đặt kết thúc bạn, bạn chọn menu Applications > System Tools > NTFS Configuration Tool. Sẽ có một màn hình yêu cầu bạn nhập mật khẩu của bạn vào, rồi đến cửa sổ cấu hình rất đơn giản sau:

Cưả sổ cấu hình NTFS Configuration Tool

Đánh dấu vào tuỳ chọn bạn thấy cần rồi nhấn OK là xong (internal device là hỗ trợ cho ổ cứng gắn trong, bao gồm những phân vùng Windows trên đĩa cứng của bạn, external device là cho thiết bị gắn ngoài như ổ cứng di động, USB…). Từ giờ bạn có thể làm việc thoải mái với phân vùng NTFS rồi.

Chú ý: Nếu trước đó Ubuntu chưa nhận diện phân vùng NTFS thì có thể sẽ xuất hiện thêm một cửa sổ liệt kê danh sách những phân vùng NTFS có trên máy (mà chưa được kết nối (mount)) để bạn xác nhận có muốn kết nối và sử dụng phân vùng đó không. Bạn cứ làm theo những tuỳ chọn mặc định là được.

by saylinux.wordpress.com